9 vụ bán độ gây chấn động Việt Nam mới nhất hiện nay
9 vụ bán độ luôn là chủ đề được nhiều người yêu bóng đá quan tâm bởi hành vi này vi phạm pháp luật và không đáng có trong khi thi đấu. Trong bài viết này, H-ngm-n.com sẽ nêu ra những vụ bán độ hot nhất, gây chấn động khiến người xem không khỏi bất ngờ.
Bán độ được hiểu như thế nào?
Bán độ được hiểu là hành vi cố ý chơi xấu để đạt được đúng tỷ số theo yêu cầu của ban tổ chức theo hình thức cá cược trực tuyến nào đó. Khi đó, người tham gia bán độ sẽ nhận được một khoản tiền thưởng hoặc lợi ích vật chất nào đó.
Nếu trong trường hợp người trong đội bóng thực hiện hành vi dàn xếp tỷ số trong trận đấu nhằm thu lợi cho chính mình thì cũng được hiểu là bán độ. Những người tham gia nhận tiền để thi đấu theo yêu cầu của trọng tại hoặc nhà tổ chức cá cược bóng đá cũng được coi là đồng phạm.
Cập nhật 9 vụ bán độ mà bạn không nên bỏ lỡ
Bán độ được xem là hình thức phạm pháp và không nên xảy ra trong khi thi đấu thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp xảy ra. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về các vụ bán độ gây chấn động trong giới bóng đá mà bạn không nên bỏ lỡ.
Năm 1997 Lã Xuân Thắng đá thủng lưới nhà
1 trong các vụ bán độ mà chúng tôi muốn nhắc tới đầu tiên là cú đá phản lưới nhà của Lã Xuân Thắng năm 1997 tại Giải bóng đá vô địch quốc gia. Tình huống đó xảy ra vô cùng chớp nhoáng và gây nên sự ngỡ ngàng của khán giả trên sân.
Trong trận đấu vào những phút cuối cùng, Lã Xuân Thắng từ gần giữa sân bất ngờ quay lại và đá vào khung thành đội nhà khi thủ môn Đỗ Thành Tôn đã dâng lên cao.
Vụ bán độ làm sai kết quả trận đấu
Lãnh đạo một số đội bóng như Nguyễn Tiến Huy, Lê Văn Cường, Vũ Tiến Thành đã nhờ vào quan hệ và thương thảo với các trọng tài. Họ đã đề nghị trọng tài điều khiển trận đấu theo hướng có lợi ích cho đội bóng của mình.
Cụ thể năm 2004 tại giải bóng đá vô địch quốc gia, ông Nguyễn Tiến Huy đã đề nghị lo giúp cho đội bóng của ông với 5 đến 6 trận đấu và tiền thưởng mỗi trận lên tới 35 triệu đồng.
Trọng tài đã tham gia phi vụ cùng Lê Văn Tú (15 triệu đồng), Phạm Hữu Lộc (nhận 15 triệu đồng), Hoàng Thế Dũng (35 triệu đồng) và Trương Thế Toàn (12 triệu đồng).
Xem thêm >>
- Cập nhật thông tin mới nhất về luật ném biên trong bóng đá
- Hiệu số bóng đá là gì, cách tính hiệu số bóng đá cực hay
Bán độ tại SEA Games 23 của cầu thủ Quốc Vượng và đồng đội
Quốc Vượng được đội tuyển U23 Việt Nam đánh giá cao là được mệnh danh là “lá phổi” của đội bóng. Thế nhưng anh đã đứng ra rủ 6 cầu thủ khác tham gia vào bán độ bóng đá trước trận đấu với Myanmar chỉ chiến thắng với tỷ số 1-0.
Kết quả trận đấu xảy ra đúng như dự đoán ban đầu của Quốc Vượng. Khi nhận được tiền với giá trị là 490 triệu đồng anh đã chia cho Quốc Anh, Bật Hiếu, Văn Quyến mỗi người nhận 20 triệu đồng. Và Quốc Anh cũng cầm 20 triệu đồng hộ Châu Lê Phước Vĩnh. 2 người là Hải Lâm và Văn Trương không nhận đồng nào do quá hối hận về hành vi của mình.
Vụ bán độ khủng của Sơn Cao và Trương Văn Dưỡng
Vụ này được cơ quan chức năng triệt phá bắt nguồn từ việc cầu thủ Trương Văn Dưỡng đã bị “xã hội đen” đe dọa, đòi cắt gân chân chỉ vì “lật kèo”. Đây được xem là 1 trong các vụ bán độ nổi nhất lúc bấy giờ.
Qua điều tra, tại giải vô địch bóng đá 1997, cơ quan chức năng xác định Trần Phi Sơn (Sơn cao) cùng Trần Minh Trung đã móc nối với hai cầu thủ đội đối thủ là Nguyễn Phúc Nguyên Chương và Trương Văn Dưỡng để dàn xếp tỷ số trong vài trận đấu sắp diễn ra.
Vụ bán độ trước SEA Games năm 2003 chấn động
Trong giai đoạn cuối chuẩn bị cho SEA Games 22, đội trưởng Vũ Như Thành của U23 Việt Nam bị chính HLV của mình đưa vào “sổ đen” với nghi ngờ bán độ trong trận mở màn sân vận động Mỹ Đình khi thua Thân Hoa Thượng Hải với tỷ số 1-2.
Dù không có chứng cứ xác thực thế nhưng Liên đoàn bóng đá Việt Nam vẫn đưa ra án phạt nặng cho cầu thủ này khi phải treo giò 5 năm. Thụ án được một năm thì anh được giảm xuống còn 2 năm rưỡi. Đến nay vụ việc bán độ của cầu thủ Như Thành vẫn được coi là 1 ẩn số.
Bán độ của đội Vissai Ninh Bình năm 2014 – 1 trong 9 vụ bán độ lớn
Trước trận thắng 3-2 khi đấu với Kelantan tại vòng bảng AFC Cup năm 2014, 13 cầu thủ cả đá chính và dự bị của đội bóng Vissai Ninh Bình thừa nhận đã nhận 800 triệu đồng để làm ra những hành vi trái pháp luật. Cụ thể, mỗi cầu thủ được nhận từ 70 đến 80 triệu đồng. Sau đó, vụ việc được làm sáng tỏ và cầu thủ Nguyễn Mạnh Dũng hưởng 3 năm tù giam. Còn những cầu thủ khác bị nhận án treo.
Lương Trung Tuấn và Việt Thắng rủ đồng đội bán độ tại Cúp C1 Đông Nam Á
Cùng thời điểm với vụ việc bán độ của Như Thành thì trường hợp của 2 cầu thủ Lương Trung Tuấn và Nguyễn Việt Thắng cũng xảy ra tương tự giữa HAGL và CLB Persita 2003. Theo đó, 2 cầu thủ này đã bị buộc tội lôi kéo đồng đội bán độ và phải nhận treo giò 3 năm.
Nguyễn Hữu Thắng mua chuộc chức vô địch cho SLNA
Chức vô địch mùa giải V.League năm 2000-01 của SLNA đã bị nghi vấn trước cầu thủ Nguyễn Hữu Thắng cùng lãnh đạo đội bóng xứ Nghệ dùng tiền để mua chuộc Cảng Sài Gòn. Trước vòng đấu cuối cùng của giải đấu đó, SLNA kém SĐNĐ 1 điểm.
Đội bóng của SLNA chỉ đăng quang khi thắng Công an TP.HCM trên sân nhà cùng với đó SĐNĐ để thua trên sân của Cảng Sài Gòn. Sự việc xảy ra bất ngờ và nghi vấn rằng lãnh đạo của SLNA đã duyệt chi ra hơn 300 triệu đồng để Nguyễn Hữu Thắng đứng ra thương lượng bán độ.
6 cầu thủ Đồng Nai bán độ
Sáng 29/7/2014, Cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Nai đã đồng ý với các quyết định khởi tố vụ án đồng thời khởi tố bị can về 2 tội danh là đánh bạc và tổ chức đánh bạc với 10 đối tượng trong đó có 6 cầu thủ thuộc đội bóng đá Đồng Nai.
Trước đó, sau khi trận đấu giữa Quảng Ninh – Đồng Nai kết thúc thì C45 ngay lập tức triệu tập và bắt giữ 10 đối tượng này gồm có Nguyễn Đức Thiện, Trần Văn Ba, Đỗ Hoàng Hà, Nguyễn Phúc Thuận, Phan Lưu Thế Sơn, Trần Đình Hải, Nguyễn Thành Long, Giang Đinh Kiên Trung, Hà Niệm Tiến, Phạm Hữu Phát vì tình nghi liên quan đến các hành vi bán độ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mới nhất về 9 vụ bán độ khủng khiếp nhất khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải thất vọng. Nếu còn thắc mắc về thông tin nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất.